Trong bài viết này, bạn sẽ học được vài chi tiết rối rắm về khẩu độ và lý sao tại sao nên tránh chụp ở khoảng f/18 tới f/40.
Khẩu độ đóng một vai trò quan trọng ở hai phương diện khác nhau. Đó là định nghĩa độ phơi sáng và kiểm soát độ sâu trường ảnh.
Thay đổi khẩu độ sẽ thay đổi cả cài đặt phơi sáng cũng như độ sâu trường ảnh. Trong vài trường hợp, bạn có thể tận dụng điều đó, đặc biệt nếu bạn là một nhiếp ảnh gia thể loại phong cảnh hoặc cảnh quan thành phố.
Lợi thế của khẩu độ nhỏ
Hai mục tiêu chung đối với các nhiếp ảnh gia phong cảnh hoặc cảnh quan thành phố là:
- Lấy nét toàn bộ chi tiết trong khung hình.
- Có thời gian phơi sáng lâu hơn để làm mờ (blur) các vật thể chuyển động như nước hoặc xe.
Khẩu độ song hành cùng với hai mục tiêu này. Nếu bạn đặt camera ở khẩu độ nhỏ hơn (số f lớn hơn), trường ảnh sẽ sâu hơn. Đồng thời bạn sẽ có thời gian phơi sáng lâu hơn.
Ảnh bên dưới là về một hồ nước giữa các con núi ở Pháp. Đây là một ví dụ điển hình mà một nhiếp ảnh gia phong cảnh có thể gặp trong lĩnh vực này.
Bạn muốn lấy nét cả tiền cảnh lẫn dãy núi ở hậu cảnh. Trên hết, bạn muốn nước trở nên mượt mà. Để làm được, máy ảnh yêu cầu thời gian phơi sáng lâu hơn để làm mịn các gợn sóng lăn tăn trên mặt nước.
Để đạt được thời gian phơi sáng lâu hơn, bạn có thể gắn thêm kính lọc ND vào lens. Nếu kính lọc vẫn chưa đủ, bạn có thể giảm khẩu độ xuống f/22 hoặc bất cứ mức nào nhỏ hơn mức tối thiểu của lens.
Độ sâu trường ảnh đạt cực đại ở f/22 hoặc nhỏ hơn nếu lens của bạn cho phép. Cùng nhau khẩu độ và độ sâu trường ảnh tương tác với nhau rất thần kì phải không?
Tuy nhiên, một vài điều sẽ xảy ra, khi bạn hạ khẩu xuống f/22 hoặc thậm chí thấp hơn.
Vấn đề 1: Khẩu độ nhỏ làm lộ bụi trên cảm biến
Vấn đề đầu tiên chính là các hạt bụi trên cảm biến trở nên dễ thấy hơn. Hầu như bất kì camera nào, kể cả với một cảm biến vừa mới lau xong, cũng sẽ có bụi.
Hạt bụi dễ thấy một cách rõ ràng do khẩu độ nhỏ
Các hạt bụi rất phiền nhiễu vì bạn phải clone chúng ra sau trong quá trình hậu cảnh và nếu bạn có quá nhiều bụi thì đây thực sự là nỗi đau đấy. Vì lý do này, tôi muốn bạn tránh dùng f/22.
Vấn đề 2: Khẩu độ nhỏ làm mất độ nét
Vấn đề còn lại có thể làm bạn bất ngờ. Các hạt bụi rất phiền nhiễu nhưng không nhiều đến thế. Ở f/40 bạn thậm chí không thể chụp được tấm ảnh rõ nét đâu. Nhưng ngay cả ở f/22, cũng có vài rắc rối.
Crop 200% của một bức ảnh bị mờ tại f/22
Đây là tấm close-up 200% của một tấm ảnh RAW chưa qua xử lý của hồ nước ở Pháp phía trên, được chụp ở f/22. Như bạn có thể thấy tấm này không sắc nét lắm. Ta thấy bức ảnh bị mờ ảo (soft) và đó không phải vấn đề về lấy nét mà là thứ hoàn toàn khác.
Ống kính Nikon 16-35mm f/4 không thể chụp nét hơn so với khi ở f/22. Bạn có thể xử lý sau trong giai đoạn hậu kì bằng cách tinh chỉnh độ nét hoặc bằng cách nào đó nhưng điều đó không thực sự tốt cho lắm.
Crop 200% ở giai đoạn chỉnh sửa cuối cùng
Quá trình xử lý hậu kỳ vất vả đã giúp ảnh trông nét hơn. Nhưng nếu ảnh RAW nét ngay từ đầu thì sẽ cho ra kết quả tốt hơn nhiều.
Dưới đây là vài ví dụ chụp bằng ống kính Sony 24-240mm ở 240mm với thân máy Sony a7R II gắn trên tripod.
Lens này không phải là loại sắc nét nhất ta có, nhưng để superzoom, nó là một trong những loại tốt nhất tôi từng thấy. Ở 240mm f/6.3 (góc rộng - nó không phải là fast lens) tới f/40 (mức hạ sáng tối đa).
1/320s tại f/6.3
1/160s tại f/9.0
1/80s tại f/13
1/40s tại f/18
1/15s tại f/29
1/8s tại f/40
Hãy cùng nhìn vào những tấm hình này khi khẩu độ giảm. Ở f/9 ảnh sẽ nét nhất và rồi độ nét từ từ giảm. Ngay cả ở f/13, nó không siêu nét nhưng vẫn có thể sửa được. Ở f/18 bắt đầu mất chi tiết và ở f/40 bạn không còn có thể phân biệt được gì nữa.
Lý do tại sao họ vẫn cố gắng mang f/40 lên chiếc lens này vẫn là bí ẩn. Vậy chuyện gì đang xảy ra? Nó thậm chí còn tồi tệ hơn chỉ là một vài hạt bụi và KHÔNG thể sửa được.
Nhiễu xạ là vấn đề
Ra là bạn gặp rắc rối với các định luật vật lý và không có gì bạn có thể làm để khắc phục được. Khi bạn hạ khẩu, cái lỗ mà ánh sáng đi vào lens trở nên nhỏ và nhỏ hơn. Đó là lý do nó được gọi là khẩu độ nhỏ.
Khi lỗ trở nên đủ nhỏ, bạn sẽ gặp rắc rối với một trong các định luật vật lý gọi là nhiễu xạ.
Chụp ở f/22 bằng máy full frame. Độ nét không tối ưu
Nói một cách dễ hiểu thì đây là do ánh sáng tán sắc từng chút khi đi qua một lỗ nhỏ. Lúc này thay vì một pixel trên cảm biến đón nhận nguồn sáng riêng biệt thì ánh sáng đó lại lan từng chút sang các pixel kế bên. Kết quả cho ra một bức ảnh không nét.
Và lỗ càng nhỏ, vấn đề càng lớn, đây chính xác là cái bạn thấy ở f/40 ở trên. Nhiễu xạ diễn ra xung quanh f/22, lens càng tiến về f/22 thì độ nét càng giảm.
Khẩu độ nhỏ nhất có thể dùng là bao nhiêu?
Vậy f-stop hay khẩu độ tối thiểu bạn nên dùng là bao nhiêu? Nói đúng ra thì số f lớn nhất bạn nên dùng là bao nhiêu?
Tất cả các lens hoạt động một cách khác nhau, nhưng định luật vật lý thì không đổi. Vài lens cho ảnh sắc nét ở f/5.6 trong khi những cái khác thì ở f/9.0, vì đây là trường hợp với lens Sony 24-240mm. Cái này là do thiết kế của lens thôi.
15mm ở f/8 trên máy full frame
Điểm chung ở đa số các lens là chúng cho ra các bức hình nét nhất đâu đó ở khoảng giữa, từ f/7.1 tới f/13 (gọi là sweet spot). Điều luôn đúng đối với tất cả các lens là khi khẩu độ trở nên nhỏ hơn (số f lớn hơn) trên f/13, độ nét sẽ càng tệ đi.
Nhiễu xạ trở thành vấn đề xung quanh f/22 và lens sẽ ngày càng bớt nét hơn. Lens Sony nhiễm nhiễu xạ khá nặng dù lens Nikon 28-300mm cũng ít bị hơn.
Tựa đề của bài viết khuyên rằng bạn nên tránh dùng f/18 - f/40. Tại sao tôi lại nói f/18?
Đó là sự thay đổi dần dần nhưng theo tôi, tôi đã dừng vượt qua f/16, đơn giản vì tôi thấy hình không nét. Bạn không bao giờ có thể làm cho chúng trở nên cực kỳ nét, và bạn phải xử lý khá vất vả để đạt được độ nét tương đối và chấp nhận được.
Cách tốt nhất để tìm ra giới hạn của lens bạn thích là đặt máy vào tripod và chụp thử ở f/11, f/13, f/16, f/18 và f/22 hoặc thậm chí thấp hơn nữa nếu lens của bạn có những khẩu độ đó.
Hãy nhìn vào các tấm ảnh ở mức 200%. Chú ý tới sự khác biệt độ nét và quyết định giới hạn của bạn là bao nhiêu. Ghi nhớ lại và chắc chắn bạn không xuống thấp hơn khẩu độ đó.
Thoả hiệp
Nhiếp ảnh đầy rẫy sự thoả hiệp và giờ đến lượt bạn rồi đấy. Như tôi đã nói trong phần đầu bài viết, có vài lý do hợp lý cho việc tại sao bạn muốn sử dụng khẩu độ nhỏ nhưng cái giá là bạn sẽ đánh mất độ nét và có đầy bụi.
Bạn có thể muốn giảm vấn đề bụi bặm, tôi biết vì tôi cũng vậy. Nếu bạn giữ khoảng f/8 thì sẽ khó thấy bụi hơn. Tuy nhiên, tốc độ màn trập sẽ nhanh hơn khi ở f/16 và sẽ có ít độ sâu trường ảnh hơn.
Bạn có thể can thiệp vào tốc độ màn trập bằng cách gắn thêm kính lọc ND 2-stop, nó sẽ cho ra tốc độ màn trập y như ở f/16 khi thật ra bạn đang chụp ở f/8.
Giải pháp khác
Bạn có thể giải quyết vấn đề lấy nét tất cả bằng cách chụp nhiều hơn một tấm. Một tấm lấy nét tiền cảnh và còn lại lấy nét hậu cảnh và sau đó blend chúng lại với nhau.
Kỹ thuật này gọi là focus tacking (chụp chồng ảnh). Dù nó dễ hơn chỉnh sửa những hạt bụi đấy nhưng dùng cái nào thì tuỳ bạn thôi.
Đây là tấm hình sử dụng focus tacking, chụp ở f/11 và 134mm bằng máy crop
Trong nhiếp ảnh, luôn luôn có sự thoả hiệp. Làm sao bạn có thể vượt qua ham muốn chụp ở f/22 và hơn thế nữa được chứ?
0 bình luận
Để lại ý kiến của bạn