Các thiết lập máy ảnh tốt nhất cho nhiếp ảnh chân dung

Trong bài viết và video này, bạn sẽ khám phá ra các thiết lập máy ảnh tốt nhất để chụp chân dung trong ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn flash. Dù bạn hoàn toàn mới làm quen với nhiếp ảnh chân dung hoặc là một dân pro thì bạn cũng sẽ học được nhiều thứ từ những tips này.

 

Nếu bạn thích xem video thay vì đọc, tôi cũng thêm một video sẽ chỉ cho bạn những tips chụp ảnh cả trong ánh sáng tự nhiên lẫn dùng flash.

  

Chụp trong ánh sáng tự nhiên là phổ biến nhất nên chúng ta sẽ bắt đầu với nó trước.

 

 

 

#1 Các thiết lập máy ảnh tốt nhất cho chụp ảnh chân dung

 

Tôi khuyên bạn nên chuyển sang chế độ chỉnh tay để có thể kiểm soát độ phơi sáng một cách sáng tạo hơn. Chắc chắn nó sẽ tốn một chút thời gian để chụp nhưng bạn là người đánh giá ảnh giỏi hơn nhiều so với máy ảnh.

 

 

ISO

 

Đầu tiên chọn ISO, ISO 100 thường là mức thấp nhất trong ánh sáng tự nhiên có mặt trên hầu hết máy ảnh. Vài máy Nikon có ISO thấp hơn và cho phép bạn chọn ISO mặc định là 64. Hãy chỉnh ISO thấp nhất có thể để tránh nhiễu và bạn sẽ gặp ảnh đầy hạt nếu chỉnh ISO cao hơn.

 

 

 

 

Khẩu độ

 

Bước hai, hãy quyết định khẩu độ nào bạn muốn dùng. Để hậu cảnh out nét hãy dùng khẩu độ như f/1.4. Nếu bạn muốn lấy nét phần hậu cảnh hoặc chụp được ảnh nét hơn, trong đa số trường hợp việc sử dụng một khẩu độ cao hơn hai hoặc ba stop so với khẩu độ tối thiểu sẽ là điểm nét nhất của lens.

 

Ví dụ, lens f/2.8 sẽ có điểm nét nhất xung quanh f/5.6 tới f/8. Nếu bạn bối rối, hãy thoải mái đăng câu hỏi trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.

 

 

 

 

Tốc độ màn trập

  

Khi bạn đã set xong ISO và quyết định được khẩu độ, bước tiếp theo liên quan tới thanh đo sáng trong máy và điều chỉnh tốc độ màn trập cho tới khi vạch đo nằm ở giữa thanh. Sau đó hãy chụp thử và xem màn hình LCD và histogram (biểu đồ ánh sáng) trên máy.

  

Hãy chắc rằng histogram nằm ở phía bên phải nhất có thể mà không làm mất vùng sáng trong ảnh.

 

  

 

Quy tắc chung là set tốc độ màn trập gấp hai lần tiêu cự của lens. Ví dụ, nếu bạn đang dùng ống prime 100mm thì bạn nên đặt tốc độ tối thiểu ở 1/200 để tránh rung tay và ảnh bị blur.

 

Đôi lúc cũng có ngoại lệ. Nếu bạn đang dùng tripod hoặc máy có chống rung, như vài máy ảnh không gương lật hoặc bạn đang sử dụng một lens có chức năng chống rung thì bạn có thể chụp ở tốc độ màn trập thấp hơn.

 

 

 

  

#2 Thiết lập camera tốt nhất cho nhiếp ảnh chân dung bằng cách sử dụng đèn flash

  

Khi nói đến chụp ảnh với đèn flash thì có nhiều loại đèn phổ biến khác nhau. Có các đèn tốc độ (speedlight) nhỏ hơn phù hợp với ngàm đế đèn trên máy ảnh và những loại đèn studio lớn hơn.

 

Ngoài ra cũng có một số đèn hoạt động khác nhau. Vài hệ thống đèn không cho phép bạn chụp ở tốc độ nhanh hơn 1/200 (tốc độ đồng bộ đèn của camera). Các thiết lập đèn khác sẽ cho phép bạn dùng cái gọi là (chế độ đồng bộ đèn tốc độ cao) để chụp với flash có tốc độ lên tới 1/8000. 

 

 

 

Nếu đa số ảnh chân dung được chụp ở ngoài trời thì tôi khuyên nên dùng đèn như Godox AD600 Pro, đây là cái tôi dùng để chụp đa số ảnh trong bài viết này. Godox AD600 Pro cho phép bạn dùng đồng bộ tốc độ cao và flash ở tốc độ lên tới 1/8000.

 

Nếu đèn hiện tại của bạn không cho phép chụp ảnh trên 1/200, bạn có thể dùng filter như kính lọc ND B+W 3-stop. Nó sẽ cho phép bạn chụp ở tốc độ 1/200 nhưng ở khẩu độ lớn hơn 3 stop so với khi bạn không dùng.

 

Ví dụ, với kính lọc ND 3 stop, bạn có thể chụp ở f/2.8 thay vì f/8 với cùng độ phơi sáng.

 

  

 

Một thứ quan trọng nữa cần nhớ nếu bạn đang chụp ngoài trời là bạn sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu bạn chụp gần lúc hoàng hôn hoặc bình minh khi mặt trời bớt gắt hơn.

  

Ảnh trên được chụp một giờ trước hoàng hôn trong bóng râm và nó cung cấp một nguồn sáng hài hoà lên mặt chủ thể. Nếu bạn muốn ánh sáng soft (tản) hơn hãy tránh chụp lúc trưa hoặc di chuyển vào bóng râm nếu bạn không dư dả thời gian chụp trước lúc hoàng hôn.

 

 

#3 Thực hành và khám phá khả năng sáng tạo

 

  

 

Tip cuối cùng tôi dành cho bạn là cài đặt độ sáng màn hình LCD trên máy ở 4 hoặc 5 và giữ nguyên đó. Hãy chắc rằng độ sáng màn hình LCD không ở chế độ tự động. Đó là bởi vì nó sẽ gây khó khăn cho bạn khi xác định độ phơi sáng nếu độ sáng màn hình LCD liên tục thay đổi.

  

Hãy kiểm tra các thiết lập camera, cài đặt độ sáng màn hình LCD thủ công và giữ yên thế để chụp các bức sau đó.

 

 

 

 

Kết luận

 

Nếu bạn mới làm quen chế độ thủ công thì ban đầu sẽ khó khăn một chút. Nhưng với một chút luyện tập, bạn sẽ chụp như dân pro thôi.

  

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì về thiết lập camera cho nhiếp ảnh chân dung trong bài viết, hãy thoải mái hỏi trong phần bình luận bên dưới. Tôi rất mong đợi chúng từ bạn đấy.